Mặc dù tất cả các bậc phụ huynh đều mong muốn dành những điều tốt nhất cho con em mình, nhưng không phải tất cả các phụ huynh đều có đủ kiến thức để chăm sóc con nhỏ như mong muốn. Có những quan niệm sai lầm mà phụ huynh lại cho là đúng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Sau đây sẽ là những quan niệm sai lầm mà bố mẹ hay mắc phải khiến trẻ bị béo phì hơn.
Có nhiều quan niệm sai lầm của bố mẹ khiến trẻ bị béo phì
Quan niệm trẻ mập mạp sẽ khỏe mạnh hơn
Tình trạng thừa cân, béo phì là một tình trạng diễn ra trong khoảng thời gian dài, độc tố và mỡ thừa sẽ được tích tụ qua nhiều năm, gây ra những tác động xấu đến cơ thể. Mặc dù vậy nhưng tác hại của bệnh béo phì khó có thể nhận ra được ở giai đoạn thanh thiếu nhi.
Nhiều bậc phụ huynh khi thấy con em mình mập mạp, đầy đặn thì sẽ cho rằng trẻ đang phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, sâu tận bên trong cơ thể của trẻ là nguy cơ tiềm ẩn rất nhiều căn bệnh nguy hiểm, béo phì chính là một trong những căn bệnh nguy hiểm đó.
Trẻ mập mạp, đầy đặn chưa chắc là đã khỏe mạnh
Nhiều bậc phụ huynh tưởng rằng mập mạp thì sẽ khỏe mạnh. Thế nhưng, trẻ mập mạp, thừa cân, béo phì thì sẽ dễ mắc các bệnh nghiêm trọng hơn so với những trẻ có cân nặng bình thường. Một số căn bệnh dễ gặp ở trẻ thừa cân béo phì như: tiêu chảy, viêm phổi hay nhiễm trùng...
Bên cạnh đó, việc thừa cân béo phì ở trẻ còn có thể gây ra một số vấn đề về rối loạn chuyển hóa, máu nhiễm mỡ, viêm cơ xương, gan nhiễm mỡ, đái tháo đường... khi trẻ bước vào độ tuổi trưởng thành. Vậy nên việc trẻ tăng cân quá mức sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ.
Trẻ thừa cân sẽ phát triển chiều cao khi lớn hơn
Trẻ thừa cân sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao
Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng trẻ đầy đặn, mập mạp thì sẽ phát triển về chiều cao hoặc trẻ thừa cân thì khi phát triển chiều cao sẽ vừa vặn. Tuy nhiên, điều này không đúng và không phải trẻ nào đầy đặn, béo phì khi nhỏ cũng sẽ cao lớn hơn khi trưởng thành.
Một số trẻ thậm chí vì bị thừa cân, béo phì mà không phát triển được chiều cao do xương khớp chịu áp lực của cơ thể, dẫn đến các bệnh về xương khớp. Hơn thế nữa, trẻ thừa cân béo phì cũng sẽ dễ bị thiếu hụt về canxi, gây ra các vấn đề về chậm phát triển xương.
Bên cạnh đó, các trẻ em bị béo phì sẽ thụ động khi sinh hoạt, gặp nhiều khó khăn khi vận động và lười vận động hơn các trẻ em khác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển chiều cao của trẻ, nhất là khi bị béo phì thì trẻ còn có nguy cơ dậy thì sớm hơn các trẻ em khác.
Ngoài ra, khi trẻ bị béo phì thì đến độ tuổi lớn hơn trẻ sẽ có sự nhận thức và để ý về ngoại hình. Điều này sẽ khiến trẻ bị tự ti, mặc cảm với bạn bè. Nhiều trẻ còn bị trêu chọc, chế giễu, ảnh hưởng lớn đến tâm lý của trẻ cũng như nhiều vấn đề khác.
Trẻ em không ăn đồ ăn nhanh sẽ không bị béo phì
Không chỉ có thức ăn nhanh mới khiến trẻ dễ bị béo phì
Những loại thức ăn nhanh có chứa nhiều dầu mỡ như gà rán, khoai tây chiên, pizza... các loạt nước ngọt công nghiệp là những món đồ ăn được nhiều trẻ em yêu thích, đặc biệt đối với những trẻ em thừa cân thì lại càng thích những thức ăn nhanh này.
Các bậc phụ huynh đều hiểu về tác hại của đồ ăn nhanh đối với sức khỏe của trẻ cũng như cân nặng của trẻ. Vậy nên nhiều bố mẹ hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn nhanh để tránh bị thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, đồ ăn nhanh chỉ là một trong số những nguyên nhân gây thừa cân ở trẻ em.
Do đó, nhiều trẻ vẫn có nguy cơ bị béo phì, thừa cân mặc dù không ăn đồ ăn nhanh. Trẻ em ăn nhiều, ăn nhanh và nạp vào cơ thể nguồn năng lượng nhiều hơn mức cần thiết, đó mới chính là vấn đề gây nên bệnh béo phì, thừa cân ở trẻ em.
Hơn thế nữa, chế độ dinh dưỡng của trẻ thiếu chất xơ, thiếu các loại vitamin và khoáng chất hoặc trẻ lười vận động trong thời gian dài, năng lượng không được tiêu hao sau khi ăn sẽ tích tụ thành mỡ thừa, gây ra tình trạng béo phì ở trẻ em.
Suy nghĩ sai lầm về chế độ dinh dưỡng
Cho trẻ ăn quá nhiều bữa với lượng thức ăn lớn cũng sẽ gây béo phì
Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng cho trẻ tiếp nạp nhiều đồ ăn dinh dưỡng từ thịt, sữa, trứng... thì mới phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, bố mẹ lại không biết nên ước lượng được khẩu phần ăn cho trẻ như thế nào là đủ và thường có xu hướng cho trẻ ăn càng nhiều càng tốt.
Tuy nhiên, với các loại thực phẩm đó chỉ cung cấp chủ yếu chất đạm cho trẻ. Việc tiếp nạp quá nhiều thực phẩm này cũng không mang lại lợi ích gì cho sức khỏe mà còn khiến cho trẻ dễ bị thừa cân, béo phì và rối loạn sự chuyển hóa, gây nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Bên cạnh đó, nhiều bậc phụ huynh thường cho trẻ ăn không đúng bữa, không đúng giờ, cho trẻ ăn bất kỳ khi nào trẻ đói. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra tình trạng béo phì, bởi nguồn năng lượng được hấp thụ trong một lần quá nhiều sẽ gây khó khăn cho việc chuyển hóa và tích tụ lại gây béo phì.